Những phần chính yếu của ISO 6477-1988

1. Phân loại tổng quát:

Nhân điều là sản phẩm thu được sau khi bóc vỏ và lột vỏ lụa hạt điều (Anacardium occidentale L.).

2. Phân loại chi tiết:

– W: Nhân nguyên trắng. Nhân có hình quả thận, không bị phá hoại hư hỏng như côn trùng, mốc, có mùi ôi thiu, sót vỏ lụa và lẫn các tạp chất khác, nhân có màu trắng, hoặc nhà voi nhạt, hoặc màu tro nhạt. Được chấp nhận nếu lẫn nhân cấp liền kề không quá 5%.

Thuộc cấp này theo quy cách của Ấn Độ/ Châu Phi có các mã hiệu W180, W210, W280, W320, W400, W450, W500 (chữ số chỉ số nhân có trong 1 cân Anh (pound), ví dụ W320 có nghĩa là số nhân điều trong 1 pound), LW1 (180 – 210 nhân/1 pound) và W1 (số nhân trong 1 pound nhiều hơn). Theo quy cách Việt Nam có W180, W240, W280, W320, W400, W450, W500.

– SW: Nhân nguyên hơi vàng (Scorched wholes). Nhân có hình quả thân, không bị hư hỏng phá hoại do côn trùng, mốc, mùi vị ôi thiu, sót vỏ lụa và lẫn các tạp chất khác. Nhân có màu ngà voi đậm hơn hoặc hơi bị xém lửa trong khi chao hoặc sấy khô, được phép lẫn nhân cấp thấp hơn liền kề không quá 5%.

Thuộc cấp này theo quy định của Ấn Độ/ Châu Phi có mã hiệu SW180, SW210, SW240, SW320, SW400, SW450, SW500. Theo quy cách của Braxin có các mã hiệu: SLW2 (160 – 180 nhân/1 pound), LW2 (180 – 210 nhân/1 pound) và W2 (số nhân trong 1 pound nhiều hơn). Theo quy cách Việt Nam có các mã hiệu SW240, SW320 và SW (số nhân trong 1 pound nhiều hơn).

– Nhân nguyên nám (Desert cashew Kernels), gồm có:

SSW: nhân có hình quả thận, khô không có hư hỏng do côn trùng phá hoại, không sót vỏ lụa, không có mùi ôi thiu và lẫn các tạp chất khác. Nhân có màu vàng được phép có chấm nhỏ mờ.

Thuộc cấp này theo quy cách của Ấn Độ/ Châu Phi có mã hiệu SSW. Theo quy cách của Braxin có mã hiệu W3 và theo quy cách Việt Nam có mã hiệu SSW.

DW: nhân nguyên nám có những đặc trưng như loại trên những chấm nhỏ màu vàng đậm hoặc màu đen, nhăn rõ rệt hơn.

Thuộc cấp này theo quy cách Ấn Độ/ Châu Phi có mã hiệu DW, theo quy cách của Braxin có mã hiệu W4. Theo quy cách Việt Nam có mã hiệu DW.

Cả SSW và DW đều được phép lẫn cấp thấp hơn không quá 5%.

– Nhân bể màu trắng hoặc ngà voi nhạt, gồm có:

B (Butts) bể góc – Nhân bể theo chiều ngang và các lá mầm vẫn còn dính vào nhau.

S (Splits) bể đôi – Nhân bể theo chiều dọc, lá mầm tách đôi theo đường tự nhiên.

LWP (Large white pieces) – Mảnh vỡ lớn màu trắng, không lọt qua sàng có lỗ đường kính 1/4 inch.

SWP (Small white pieces) – Mảnh vỡ nhỏ màu trắng không lọt qua sàng có lỗ đường kính 1/10 inch.

BB (Baby bits) – Mảnh vụn trắng không lọt qua sàng có lỗ đường kính 1/14 inch.

Thuộc cấp này theo quy cách của Ấn Độ/ Châu Phi có các mã hiệu B (FB), S (FS), LWP, SWP, BB theo quy cách Braxin có B1, S1, P1, SP1, G1. Theo quy cách Việt Nam có WB, WS (Riêng có mảnh vỡ nhỏ và mảnh vụn ở tiêu chuẩn Việt Nam không có phân riêng về màu sắc mà để lẫn lộn có các mã hiệu là LP, SSP, BB).

– Nhân bể vàng có những điểm màu nâu do quá lửa trong khi chao hoặc sấy, gồm có:

SB (Scorched butts) – Bể góc có màu vàng, có những điểm màu nâu.

SS (Scorched splits) – Bể đôi có màu vàng và những điểm màu nâu.

SP (Scorched pieces) – Mảnh vỡ lớn vàng không lọt qua sàng có lỗ đường kính 1/4 inch.

SSP (Small scorched pieces) – Mảnh vỡ nhỏ vàng không lọt qua sàng có lỗ đường kính 1/10 inch.

Thuộc cấp này theo quy cách của Ấn Độ có các mã hiệu SB, SS, SP, SSP với Braxin có các mã hiệu B2, S2, P2, SP2 với Việt Nam có các mã hiệu SB, SS tương ứng với bể góc và bể đôi.

– Mảnh vỡ nám (Desert pieces) gồm có:

SPS – Mảnh vỡ vàng loại 2, không lọt qua sàng lỗ đường kính 1/4 inch.

DP – Mảnh vỡ lớn nám, không lọt qua sàng lỗ đường kính 1/4 inch.

DSP – Mảnh vỡ nhỏ nám, không lọt qua sàng lỗ đường kính 1/10 inch

Thuộc cấp này theo quy cách của Ấn Độ/ Châu Phi là SPS, DP, DSP, theo quy cách của Braxin có P3 tương ứng với SPS.

Về các cấp chất lượng quy định trong bản quy cách của Mỹ “Specifications for cashew Kernels” (được AFI chấp thuận tháng 2 – 1990) tương ứng với các mã hiệu ở các quy cách của Ấn Độ/ Châu Phi và Braxin như sau:

A – Nhân nguyên 

1/ Nhân nguyên chất lượng loại 1: gồm các mã hiệu

– W180, W210, W240, W320, W450 theo quy cách Ấn Độ.

– SLW1, LW1, W(1)240, W(1)320, W1 theo quy cách Braxin.

2/ Nhân nguyên chất lượng loại 2: gồm

– SW210, SW240, SW320, SW450 theo quy cách Ấn Độ.

– SLW2, LW2, W(2)240, W(2)320, W2 theo quy cách Braxin.

3/ Nhân nguyên chất lượng loại 3: gồm

– SSW, DW theo quy cách Ấn Độ.

– W3 theo quy cách Braxin.

4/ Nhân điều chất lượng loại 4: có W4 theo quy cách Braxin

B – Nhân bể

1/ Nhân bể chất lượng loại 1: gồm các mã hiệu

– FB(B), FS(S), LWP, SWP, BB theo quy cách Ấn Độ.

– B1, S1, P1, SSP1, G1 theo quy cách Braxin.

2/ Nhân bể chất lượng loại 2: gồm các mã hiệu

– SB, SS, SP, SSP theo quy cách Ấn Độ

– B2, S2, P2, SP2, SSP2, G2 theo quy cách Braxin.

3/ Nhân bể chất lượng loại 3: gồm

– SPS theo quy cách Ấn Độ

– P3 theo quy cách Braxin

4/ Nhân bể chất lượng loại 4: gồm

DP, DSP, DB, DS theo quy cách Ấn Độ.

Bản “Specifications for cashew Kernels” này hàng năm đều có chỉnh sửa, bản chỉnh sửa gần đây 10/1997 quy định rõ hơn việc xác định các mức hư hỏng nghiêm trọng, những khuyết tật gây mất phẩm chất cho nhân điều đối với từng loại chất lượng:

– Loại 1 chất lượng cao: nhân điều phải có màu đồng nhất, có thể trắng, vàng nhạt, trắng ngà hoặc xám tro nhạt.

– Loại 2: nhân điều có thể có màu vàng, nâu nhạt, ngã nhạt, xám tro nhạt, hoặc ngà đậm.

– Loại 3: nhân điều có thể có màu vàng sậm, màu hổ phách, xanh đậm hoặc nhạt. Hình dang hạt có thể nhăn nheo, chưa đủ độ già, khuyết tật hoặc mất màu.

– Loại 4: được phân loại như loại 1 nhưng có lốm đốm.

– Loại 5: nhân điều có thể bị xém vàng, vàng sậm, nâu thẫm, màu hổ phách hoặc màu xanh đậm. Hạt có thể bị cạo gọt, nhăn nheo, lốm đốm, khuyết tật hoặc mất màu.

Phân loại kích cỡ:

Nhân điều loại 1 phải có kích cỡ theo quy định, còn các loại nguyên khác thì có thể phân ra thành nhiều loại khác nhau.

– Tỷ lệ bể vỡ trong nhân điều nguyên không được > 10% trọng lượng.

– Tỷ lệ bể vỡ vụn trong loại bể góc và bể đôi không được > 10% trọng lượng.

– Tỷ lệ vỡ trong các cấp loại thấp hơn không được > 5% trọng lượng.

Ngoài yêu cầu phải phân loại và cấp hạng theo đúng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (hoặc theo quy cách của người mua hàng) yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một đòi hỏi quan trọng của người tiêu thụ đối với sản phẩm nhân điều. Với yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhân điều chế biến ra không được có dư lượng thuốc trừ sâu độc hại (như Endosulfan… do người trồng điều đã sử dụng loại thuốc trừ sâu và kỹ thuật phun thuốc phòng chống sâu bệnh hại cây điều không đúng quy định gây ra) không được có độc tố Aflatoxin tác nhân gây bệnh ung thư, do sản phẩm bị nấm mốc, không bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như Ecoli (gây tiêu chảy), Salmonellae (gây bệnh thương hàn), Staphylococus (gây bệnh tụ cầu) những vi khuẩn này thường do người chế biến không đảm bảo yêu cầu vệ sinh cá nhân và ruồi nhặng lây nhiễm sang sản phẩm. Vì vậy để đảm bảo được các yêu cầu vệ sinh thực phẩm cho nhân điều cả người trồng điều và người chế biến điều phải tuân thủ đúng các yêu cầu về vệ sinh phòng dịch trong quá trình sản xuất. Người trồng điều phải sử dụng hợp lý và an toàn các thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây điều, người chế biến phải đảm bảo nơi sản xuất sạch sẽ đảm bảo các điều kiện vệ sinh thực phẩm, công nhân trực tiếp phải thực hiện đầy đủ các nội quy vệ sinh cá nhân và được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động đặc biệt là ở các khâu có tiếp xúc trực tiếp với nhân điều.

Nguồn: Phân loại hạt điều – Phân loại (phân cấp) hạng sản phẩm nhân điều

Xem thêm: Nguyên tắc phân loại nhân điều và Quy định tiêu chuẩn về phân loại nhân điều

Xem thêm: Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang hạt điều trong dầu vỏ điều (chao dầu)

Sâu hại điều – Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)

Những phần chính yếu của ISO 6477-1988

Hạt điều Pagacas – Quá trình phát triển và Nguyên liệu Phương án khắc phục và giải quyết khó khăn của ngành điều Việt Nam giai đoạn những năm 2000 Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang trực tiếp đơn giản Ứng dụng của nhân điều

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tủ gốc, tưới tiêu, trồng xen

Sàng cỡ (Phân cỡ) hạt điều là gì?

Trồng cây điều: Tính khoảng cách trồng (cự ly trồng) Nội dung của hệ thống QLCLTD trong sản xuất hạt điều

Thu Hoạch Và Sơ Chế Hạt Điều

Công Dụng Của Quả Điều

Bóc Vỏ Lụa Trong Chế Biến Hạt Điều – Bóc Vỏ Lụa Cơ Giới (Bóc Vỏ Lụa Bằng Máy)

Xirô Trái Điều

Yêu Cầu Điều Kiện Khí Hậu Và Dinh Dưỡng Của Cây Điều

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *