Sự phân bố của cây điều
Ngày nay trên thế giới câu điều đã được trồng phổ biến trên một vùng rộng lớn trong phạm vi từ vĩ tuyến 30 Bắc đến vĩ tuyến 30 Nam và trở thành loại cây có giá trị kinh tế lớn. Cây điều phát triển tại các khu vực có điều kiện khí hậu nhiệt đới (độ cao ngang mực nước biển đến cách mực nước biển 1000m, với lượng nước mưa hàng năm từ 400mm đến 4000mm). Cây điều được trồng nhiều ở các châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Philippin, Lào, Campuchia hay các nước Châu Phi (Đông, Tây Trung Phi, Nam Phi) như Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire), Guinea-Bissau, Tanzania, Benin và Châu Úc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sản lượng và lượng tiêu thụ hạt điều trên thế giới tăng mạnh và điều sớm trở thành loại hạt tráng miệng quan trọng nhất thế giới sau hạnh nhân. Tiêu thụ hạt điều trên thế giới đang tăng đều đặn từ 125.000 tấn năm 1955 lên 1.000.000 tấn năm 1995, và ước tính khoảng 1.260.000 tấn vào năm 2005 (Ohler, 1979).
Giá trị kinh tế của cây, quả và hạt điều
Quả điều được đánh giá là loại quả rất có giá trị và đang ngày càng được sử dụng cho các ngành công nghiệp mới. Hạt điều là loại hạt ăn được, trong đố hàm lượng chất đạm, chất béo và chất đường bột khá cao. Ngoài ra còn có nhiều loại vitamin, acit amin và các khoáng chất rất cần cho sức khỏe con người. Trong hạt điều, hàm lượng chất đạm (protein) từ 18 – 20%, chất béo từ 40 -48%, chất đường từ 6 – 7%. Chất đạm trong hạt điều tương đương đậu nành và đậu phộng về số lượng nhưng chất lượng lại vượt trội tương đương với đạm có trong sữa, trứng và thịt. Đặc biệt, hàm lượng chất béo chưa bão hòa chiếm tỷ lệ cao trong chất béo có trong hạt điều, có tác động điều hòa và làm giảm lượng Cholesteron trong máu giúp cơ thể phòng tránh được các bệnh về tim mạch. Các vitamin có trong hạt điều cũng rất đa dạng bao gồm các loại Vitamin B1, B2, D, E, PP… Trong đó, vitamin B1 rất có lợi cho việc tạo cảm giác ăn ngon và hoạt động của hệ thần kinh.
Hạt điều nhân phần lớn được sản xuất để làm snack hay nguyên liệu nấu ăn, phổ biến ở dạng nhân điều rang, kẹo hạt điều và bánh hạt điều. Nhân điều ép nguội có thể thu được khoảng 40% dầu, tỷ lệ này còn vượt cả số lượng của dầu đậu nành, dầu oliu hay dầu bắp. Bã còn lại hay phế phẩm hạt điều cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao nên có nhiều ứng dụng trong sản xuất thức ăn gia súc.
Bên ngoài nhân điều có hai lớp vỏ là lớp vỏ cứng bên ngoài và lớp vỏ lụa mỏng bên trong bao bọc lấy nhân điều. Lớp vỏ cứng bên ngoài chứa nhiều hàm lượng dầu phenolic – là chất không ăn được nhưng có rất nhiều ứng dụng, chất này còn được gọi là dầu hạt điều (CNSL). Dầu vỏ hạt điều là sản phẩm có rất nhiều ứng dụng, là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Hạt điều thô (quả thật) nằm bên dưới và lộ ra bên ngoài phía dưới phần quả giả có thể ăn được gọi là “quả điều” (cashew apple).
Quả điều cũng là một loại thực phẩm tốt, thơm ngọt và dễ tiêu hóa. Quả đều giàu khoáng và các vitamin như C, B1, B2, PP,… đặc biệt Vitamin C trong quả điều gấp 5 lần quả chanh. Nước ép quả điều chưa 10,0 -10,5% đường và 0,35 axit, độ Brix từ 12 đến 14. Nhược điểm của quả điều là có vị chát do có chất Tanin. Tuy vậy có thể khử chát ngay từ quả hoặc nước ép bằng nhiều phương pháp. Quả điều dùng làm thực phẩm khá đa dạng như ăn tươi hoặc chế biến nước uống, rượu, mút, kẹo. Quả và hạt điều còn có tác dụng chữa trị một số bệnh như giảm đau, lợi tiểu, viêm phế quản, tiêu chảy, nhiễm trùng đường da…
Cây điều ở Việt Nam
Cây điều du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ XVIII. Trước đâu được trồng nhiều ở miền Nam và chủ yếu trồng lẻ tẻ quanh nhà để lấy quả ăn và bóng mát. Từ sau năm 1975, cây điều được chọn là loại cây để trồng lại rừng bị phá hoại trong chiến tranh ở các tỉnh phía Nam. Tuy vậy, phải đến những năm đầu 1980, việc khai thác tiềm năng kinh tế to lớn của cây điều ở nước ta mới thực sự được chú ý. Nhiều nông trườn được thành lập, người dân được khuyến khích trồng điều. Ngày nay, cây điều được trồng rộng rãi và phân bố từ miền Trung vào tới Nam bộ nước ta, phổ biến ở khác khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng,… Từ năm 2006 đến nay Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu nhân hạt điều đứng đầu thế giới về sản lượng và giá trị và cũng là quốc gia có diện tích trồng điều lớn thứ 3 thế giới.
*Nguồn tham khảo: “Trồng – Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây điều” – NXB Nông Nghiệp, Ks. Nguyễn Mạnh Chinh và Ts. Nguyễn Đăng Nghĩa.
Nguồn: Tổng quan và nguồn gốc cây điều
Xem thêm: Hạt điều là gì? Nguồn gốc của cây điều?
Xem thêm:
Hạt điều rang muối không lụa Pagacas – Hủ nắp nhôm 340g
Điểm chung của hạt điều tại hạt điều là gì?
Sự phân bố của cây điều. Giá trị kinh tế của cây, quả và hạt điều
Thực trạng xuất nhập khẩu điều thành phẩm
Hạt điều rang muối vỏ lụa Pagacas – Hộp tròn 500g
Tại sao hạt điều rang muối Bình Phước lại được đánh giá cao
Hạt điều vị sầu riêng Pagacas – Hủ nắp nhôm 340g
Dựa vào đâu để phân biệt từng loại hạt điều rang muối Bình Phước?
Giới thiệu và bảng giá sản phẩm hạt điều rang muối Bình Phước
Có cần chu ý điều gì trước khi sử dụng hạt điều rang muối Bình Phước hay không
Hạt điều rang muối vỏ lụa Pagacas – Hủ nắp nhôm 300g
Hạt Điều Rang Muối Bình Phước Nổi Tiếng Nhờ Những Ưu Điểm Này
Hạt Điều Rang Muối Bình Phước Có Những Tác Dụng Này
Hai Loại Hạt Điều Rang Muối Bình Phước Được Thị Trường Ưa Chuộng
Trả lời